- February 20, 2024
- Posted by: Konica Business
- Thể loại: Chưa phân loại
Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn đồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ
Chuyển đổi kỹ thuật số là “một quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số để điều chỉnh hoặc sáng tạo những quy trình hiện tại – như quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm của khách hàng nhằm đáp ứng những yêu cầu đang thay đổi trong kinh doanh và thị trường” (theo Salesforce, năm 2021). Chuyển đổi kỹ thuật số mang đến cho các doanh nghiệp nhỏ tiềm năng thúc đẩy hiệu suất kinh doanh, xây dựng mô hình kinh doanh mới và nâng cao trải nghiệm khách hàng, cũng như áp dụng những đổi mới mang tính đột phá vào hoạt động kinh doanh – điều mà các mô hình kinh doanh truyền thống hoặc hiện tại không thể thực hiện được. Các lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng kỹ thuật số như sau:
- Đạt 45% tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh và mang đến doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp
- Cải thiện 40% hiệu quả hoạt động vận hành
- Tăng 35% trải nghiệm khách hàng
- Thời gian tiếp thị sản phẩm nhanh hơn 36%
Nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ thúc đẩy và công nhận toàn bộ lợi ích của hoạt động Chuyển đổi Kỹ thuật số, chúng tôi có xây dựng các danh mục những điều cần thiết cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và các công cụ đánh giá trực tuyến nhằm khám phá và xây dựng lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số cho doanh nghiệp. Sau đây là một danh mục những điều cần thiết cho hoạt động chuyển đổi số đơn giản cho các doanh nghiệp nhỏ.
Xác định lộ trình chiến lược Kỹ thuật số thực tế
Mỗi doanh nghiệp sẽ có tầm nhìn cùng với mục tiêu và thách thức trong hoạt động vận hành riêng biệt cản trở doanh nghiệp đạt được kế hoạch của mình. Do đó, cần đảm bảo doanh nghiệp tạo được chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số phù hợp với các mục tiêu và lĩnh vực trọng tâm rõ ràng để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
Khi doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn và kế hoạch rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được sự thành công của quá trình chuyển đổi và đảm bảo đạt được các mục tiêu chuyển đổi của mình. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không có một cách tiếp cận “đúng” nào cho chuyển đổi kỹ thuật số. Cho dù doanh nghiệp đi theo con đường nào trong hành trình chuyển đổi của mình – thông qua việc thực hiện nội bộ hay tham khảo ý kiến của đối tác – thì một chiến lược rõ ràng với các mục tiêu thực tế sẽ giúp doanh nghiệp xuyên suốt quá trình chuyển đổi và nhanh chóng xác định được bất kỳ vấn đề (tiềm ẩn) nào ngay từ giai đoạn đầu.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cần ghi nhớ về những kế hoạch thực tế và mục tiêu cuối cùng cần đạt được nhằm tránh bị cuốn vào thế giới công nghệ – Vậy làm thể nào để giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được những mục tiêu đã đề ra cũng như xác định được mức độ trưởng thành nào phù hợp với doanh nghiệp hiện tại?
Chuyển đổi Kỹ thuật số không chỉ là về công nghệ hay giải pháp SaaS mới nhất
Chuyển đổi kỹ thuật số liên quan mật thiết đến con người, quy trình và công nghệ. Đó là quá trình tái định vị doanh nghiệp một cách có kế hoạch thông qua sự chuyển đổi giữa con người, quy trình và công nghệ. Tại một thời điểm nhất định, các doanh nghiệp đều đang trong giai đoạn phát triển kỹ thuật số và kết hợp các ý tưởng hướng tới ‘Không gian làm việc kết nối thông minh (ICW).’ ICW là tầm nhìn của Konica Minolta về Sự phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật số, kết nối CNTT, Công việc và Con người trong doanh nghiệp nhằm đạt được khả năng tăng trưởng không ngừng và mang tính đột phá của việc chuyển đổi kỹ thuật số.
Chúng tôi tin rằng sự phát triển kĩ thuật số là quá trình theo đuổi việc xây dựng Không gian làm việc Kết nối Thông minh. Tại cấp độ 0 (‘Khởi đầu’), một công ty chỉ vừa mới bắt đầu và đang lên kế hoạch cho quá trình thực hiện. Tại cấp độ 1 (‘Số hóa’), công ty bắt đầu chuyển đổi một số công việc và quy trình, vận hành, CNTT và ở cấp độ 2 (‘Hội nhập’), các công ty trao quyền, gắn kết và tạo điều kiện cho các nhân viên và hệ thống vận hành hoạt động hiệu quả, cho dù ở bất kì vị trí nào. Ở cấp độ 3 (“Chuyển đổi”), doanh nghiệp đạt được trạng thái linh hoạt, với các quyết định được đưa ra dựa trên dữ liệu tích hợp đồng thời nâng cao tính sáng tạo và đổi mới). Cuối cùng, sau khi hoàn thành tất cả các cấp độ, doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả Không gian Làm việc Kết nối Thông minh, nơi các doanh nghiệp có thể nhận thấy tiềm năng kỹ thuật số thực sự của mình. ICW là giải pháp Konica Minolta mang đến cho khách hàng của chúng tôi tương lai của chuyển đổi kỹ thuật số, giúp họ kiểm soát hệ thống CNTT và hoạt động vận hànhđể gia tăng hiệu quả, nâng cao năng suất và đảm bảo khả năng bảo mật an toàn hơn.
Konica Minolta là đối tác kỹ thuật số đáng tin cậy của hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi hỗ trợ và giúp khách hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ. Mỗi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đều khác nhau và cần phải được xây dựng riêng nhằm đảm bảo phù hợp với từng khách hàng – là một đối tác đáng tin cậy có thể giúp xác định các lĩnh vực và chức năng trong doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ quá trình số hóa, tìm ra các giải pháp và dịch vụ tốt nhất cũng như triển khai chúng cho phù hợp.
Quản lý sự đổi thay và quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đầu tiên cho đến khi kết thúc.
Theo Tạp chí Kinh doanh Harvard (2020), 70% nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số không đạt được kết quả nào và 70% tất cả các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số DX không đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nếu doanh nghiệp không có các bộ phận nội bộ trang bị các kỹ năng cần thiết để quản lý dự án và quản lý sự thay đổi, hãy đảm bảo đối tác hỗ trợ hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp có những kỹ năng này và sẽ hỗ trợ cũng như hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi – từ việc xây dựng kế hoạch ban đầu và phân tích nhu cầu cho đến quản lý triển khai dự án cho đến khi chuyển sang giai đoạn ‘Hoạt động kinh doanh bình thường’ mới. Hãy nhớ rằng sự chuyển đổi thực sự và lâu dài phần lớn luôn liên quan đến con người, quy trình và công nghệ – việc quản lý sự thay đổi trong dự án sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
Tại Konica Minolta, chúng tôi cung cấp các dịch vụ và giải pháp dựa trên yêu cầu của khách hàng. Các giải pháp này thường được dùng để:
- Tạo ra những điều mới (công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, phương pháp,v.v) hoặc thay đổi (quy trình, hệ thống, tổ chức, cấu trúc, yêu cầu thay đổi hệ thống, v.v)
- Nhằm đạt một mục tiêu nhất định với điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng
- Quản lý một số hình thức thay đổi
- Kiểm soát rủi ro cụ thể
- Quản lý sự phức tạp về con người, quy trình hoặc hệ thống
- Quản lý sự phức tạp của nhiều nhóm đa dạng, các phòng ban, những nơi lưu trữ nguyên vật liệu số lượng lớn
Khuyến khích nhân viên đồng hành và trở thành một phần trong chặng đường đổi mới của doanh nghiệp
Các nhân viên có thể cảm thấy sự thay đổi là điều đáng lo ngại, nhưng chính họ là chìa khóa dẫn đến thành công và cho việc chuyển đổi thực sự – cho dù bằng cách áp dụng các phương pháp vận hành mới hay cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động và thách thức hiện tại. Cùng với việc đảm bảo dự án chuyển đổi được quản lý một cách chặt chẽ và chính xác, hãy đảm bảo toàn thể nhân viên của doanh nghiệp được trở thành một phần trong kế hoạch phát triển đồng thời xây dựng một đội ngũ luôn cam kết không ngừng cho sự cải tiến sẽ giúp cho dự án chuyển đổi hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Đánh giá và đo lường thành công của doanh nghiệp
Với bất kỳ dự án chuyển đổi kỹ thuật số nào, điều quan trọng là đối tác dự án hoặc đội ngũ của doanh nghiệp phải xem xét và đo lường thành công của họ trong việc đạt được các mục tiêu đã đề ra, mục tiêu kì vọng cũng như lợi tức đầu tư (ROI). Nếu doanh nghiệp đạt được những điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp vững bước trên hành trình thực hiện Không gian làm việc Kết nối Thông minh.
Hãy để chúng tôi trở thành đối tác trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn và tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.